Dịch vụ sàn gỗ và các loại sàn gỗ
Sàn gỗ là loại vật liệu xây dựng dùng để lót sàn nhà, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vật liệu và người ta gọi chung đó là “sàn gỗ”. Thực tế chúng hoàn toàn khác nhau về tính chất và giá trị … Để hiểu rõ các loại vật liệu sàn gỗ nhằm lựa chọn cho đúng mục đích và yêu cầu, trong bài viết này tôi sẽ chia sẽ cho các bạn các loại sàn gỗ hiện đang có mặt trên thị trường.
1. Sàn gỗ công nghiệp:
Sàn gỗ công nghiệp là một loại vật liệu được làm từ nguyên liệu chính là bột giấy. Bột giấy được trộn với keo, sau đó ép lại gọi là vật liệu HDF làm lõi chính cho sản phẩm.
Trên bề mặt người ta dán một lớp giấy mỏng có in hình vân gỗ nhằm tạo cảm giác giống bề mặt gỗ tự nhiên
Lớp trên cùng được phủ một lớp nhựa trong làm bề mặt hoàn thiện sản phẩm.
2. Sàn gỗ nhựa:
Hiện nay sàn gỗ nhựa được bày bán với đủ loại mẫu mã, màu sắc và kiểu dáng đa dạng. Nhưng cơ bản nhất gồm có các loại sau:
2.1 Sàn gỗ nhựa được làm từ 100% là nhựa, các thành phần chính của sản phẩm chủ yếu là nhựa PVC, trên bề mặt có một lớp tạo màu sắc, hoặc giả các chất liệu khác như gỗ, đá, nhôm,…
Lớp trên cùng được phủ một lớp nhưa trong làm bề mặt hoàn thiện sản phẩm.
2.2 Sàn gỗ nhựa tổng hợp là sản phẩm được làm từ dăm gỗ với tỷ lệ nhất định và trộn với nhựa, sau đó được ép lại với nhau làm lỏi chính của sản phẩm
Trên bề mặt thường được cán hình vân gỗ hoặc các hình dạng khác.
Sàn gỗ nhựa thường được sử dụng nhiều cho việc trang trí ngoại thất như xung quanh hồ bơi, ban công, lối đi ở các khu vui chơi, công viên,….
3. Sàn gỗ tự nhiên:
Sàn gỗ tự nhiên là sản phẩm được sử dụng nguyên liệu từ gỗ tự nhiên, những nguyên liệu thường được sử dụng là những loại gỗ cứng, có độ bền cao như gỗ căm xe, gỗ gõ, gỗ hương, gỗ sồi, gỗ cao su, gỗ tràm,…bằng những kỷ thuật gia công khác nhau, dựa trên những qui trình công nghệ khác nhau, tạo ra những sản phẩm có những đặc trưng khác nhau. Sàn gỗ tự nhiên được chia thành những loại sau:
3.1 Sàn gỗ solid: sàn gỗ solid hay còn gọi là ván sàn gỗ đặc, sản phẩm là một khối gỗ đặc được làm 100% từ nguyên liệu gỗ tự nhiên, các loại gỗ thường sử dụng như gỗ sồi, căm xe, hương, tràm, cao su… sau khi được cưa xẻ, nguyên liệu được đưa qua qui trình xử lý tẩm sấy nhằm chống cong vênh, mối mọt sau đó được gia công định hình và sơn phủ bề mặt hoàn thiện.
Qui trình sơn phủ sàn gỗ solid bằng sơn UV (Ultraviolet) được sơn phủ 7 lớp trên dây chuyền tự động làm cho bề mặt sản phẩm rất đẹp, láng mịn và có khả năng chống trầy xước cao.
3.2 Sàn gỗ Engineered: Sàn gỗ engineered hay còn gọi là sàn gỗ kỷ thuật, được ép từ nhiều lớp gỗ tự nhiên lại với nhau bằng máy ép thủy lực chuyên dùng kết hợp với keo chịu nước và hoàn toàn không có độc tố.
Sàn gỗ engineered đã khắc phục được những nhược điểm của gỗ tự nhiên, sản phẩm có tính ổn định cao, độ cong vênh, co ngót rất thấp khi thời tiết thay đổi. Do vậy sàn gỗ engineered có kích thước lớn , chiều rộng lên tới 240mm và chiều dài lên tới 2200mm nhưng chiều dày vẫn không thay đổi chỉ từ 10 mm đến 15mm. Là sản phẩm rất thích hợp cho những nơi có khí hậu khắc nghiệt và những công trình có không gian lớn như các đại sảnh, hội trường, nhà thi đấu,…
Sàn gỗ engineered là sản phẩm có công nghệ từ châu Âu. Ở châu Âu và các nước tiên tiến sàn gỗ engineered được mệnh danh là sản phẩm “Xanh và sạch”. Sản phẩm chỉ dùng một lớp gỗ có giá trị cao dày từ 3mm – 6mm vừa đủ để làm bề mặt sản phẩm như gỗ sồi, walnut, gỗ teak,… Lớp dưới là những chủng loại gỗ có giá trị thấp hơn dày từ 9mm – 12mm như gỗ thông, gỗ bạch đàn,.. Sản phẩm hoàn toàn không có độc tố và rất thân thiện với môi trường.